Phòng GD&ĐT Quận Đống Đa

Trường THCS Thái Thịnh - Hà Nội

131A Phố Thái Thịnh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

 Dân chủ - Đoàn kết - Tâm huyết
Sáng tạo - Nêu gương

 Dân chủ - Đoàn kết - Tâm huyết
Sáng tạo - Nêu gương

Phòng GD&ĐT Quận Đống Đa

Trường THCS Thái Thịnh - Hà Nội

131A Phố Thái Thịnh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Hà Nội cấm shipper công nghệ giao hàng và chở khách, Grab phản ứng

TTO - Sau khi Sở Giao thông vận tải Hà Nội quyết định dừng các hoạt động vận tải vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe máy công nghệ, Grab lên tiếng cho rằng đây là quy định chưa hợp lý và thiếu nhất quán.

Hà Nội cấm shipper công nghệ giao hàng và chở khách, Grab phản ứng - Ảnh 1.

Hà Nội chính thức dừng hoạt động "xe ôm công nghệ" và shipper giao hàng để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thực hiện chỉ thị số 16 về việc cách ly xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, Sở Giao thông vận tải Hà Nội quyết định dừng các hoạt động vận tải vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe máy, bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và "xe ôm", kinh doanh giao hàng công nghệ (shipper) như Grab, Be, Gojek, MyGo, FastGo.

Sở cho biết việc giao hàng thiết yếu sẽ do siêu thị, bưu chính viễn thông tổ chức để đảm bảo phòng dịch vì đó là "lực lượng shipper có quản lý".

Trước vấn đề này, bà Nguyễn Thái Hải Vân - giám đốc điều hành Grab - cho biết đã có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải và Sở Công thương Hà Nội, cho rằng việc yêu cầu 5 ứng dụng trên dừng vận chuyển hàng hóa, trong khi đang có rất nhiều đơn vị khác cùng cung cấp dịch vụ này trên địa bàn TP, là "chưa hợp lý và thiếu nhất quán với chính sách hiện hành của Nhà nước trong việc tạo lập, duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, cũng như có thể gây hiểu nhầm không đáng về chủ trương của TP".

Theo Grab, khi chính quyền Hà Nội đang hết sức hạn chế việc người dân đổ xô tới các siêu thị, địa điểm mua sắm, làm tăng cao nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh thì những dịch vụ giao hàng như GrabFood, GrabExpress, GrabMart hỗ trợ đắc lực cho người dân, cơ quan chức năng trong giai đoạn giãn cách. 

Và thực tế, thời gian qua dịch vụ giao hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa đi chợ hộ đã phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu đang tăng cao của người dân về hàng hóa thiết yếu hằng ngày.

Ứng dụng này bày tỏ mong muốn được hoạt động và cam kết đủ năng lực thực thi phương án hoạt động dịch vụ giao nhận lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu qua ứng dụng. Đồng thời đảm bảo chặt chẽ, nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.

Theo đó, Grab đảm bảo tài xế chỉ giao nhận lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Vì hiện nay số lượng đơn hàng đặt trên ứng dụng chủ yếu là nhu yếu phẩm thiết yếu được đặt từ chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm. 

Tài xế được yêu cầu kiểm tra hàng lúc nhận giao đồ đi và sẽ từ chối khách nếu hàng hóa gửi đi không phải là nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Do yêu cầu về giãn cách, đội ngũ quản lý chất lượng của Grab sẽ không thể tiến hành kiểm tra đột xuất tài xế tại hiện trường. Thay vào đó, Grab liên tục gọi điện xác minh ngẫu nhiên với người tiêu dùng về quy trình hoạt động của tài xế. Nếu tài xế không thực hiện nghiêm về phòng chống dịch sẽ bị nhắc nhở, tạm ngưng kết nối dịch vụ. 

Các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể kiểm tra, xử phạt nếu tài xế không chứng minh được đang hoạt động vận chuyển hàng hóa thiết yếu...

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 25-7, ông Nguyễn Hữu Tuất - CEO FastGo - cho biết ứng dụng này chủ yếu là tài xế chạy xe 4 bánh nên sẽ tạm ngưng theo quy định. 

Đại diện BeGroup cho biết công ty đang bàn, chưa chốt thông tin chính thức về việc kiến nghị hoạt động hay tạm ngưng theo quy định. 

Nguồn:tuoitre.vn

0
0 Đánh giá
5
0%
0 Đáng giá
4
0%
0 Đáng giá
3
0%
0 Đáng giá
2
0%
0 Đáng giá
1
0%
0 Đáng giá

Nội dung bình luận