Phòng GD&ĐT Quận Đống Đa

Trường THCS Thái Thịnh - Hà Nội

131A Phố Thái Thịnh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

 Dân chủ - Đoàn kết - Tâm huyết
Sáng tạo - Nêu gương

 Dân chủ - Đoàn kết - Tâm huyết
Sáng tạo - Nêu gương

Phòng GD&ĐT Quận Đống Đa

Trường THCS Thái Thịnh - Hà Nội

131A Phố Thái Thịnh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Nghiên cứu mới: Tiêm đủ 2 liều vắc xin có hiệu quả rất cao với biến thể Delta

TTO - Một nghiên cứu mới cho thấy tiêm 2 liều vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer hoặc 2 liều AstraZeneca đều có hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa ca nhiễm có triệu chứng do biến thể Delta.

Nghiên cứu mới: Tiêm đủ 2 liều vắc xin có hiệu quả rất cao với biến thể Delta - Ảnh 1.

Một lọ vắc xin hãng Pfizer và AstraZeneca - Ảnh: REUTERS

Các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện của họ càng cho thấy việc ưu tiên tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ 2, đặc biệt với các nhóm dễ bị tổn thương, là cách hiệu quả để ngăn các đợt bùng phát mới.

Hãng tin Reuters ngày 22-7 dẫn một nghiên cứu mới cho biết tiêm đủ 2 liều vắc xin Hãng Pfizer hoặc AstraZeneca sẽ mang lại hiệu quả ngăn ngừa biến thể Delta gần như giống với việc ngăn ngừa biến thể Alpha.

Cụ thể, nghiên cứu mới đăng trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine ngày 21-7 đã xác nhận các phát hiện được Cơ quan Y tế công cộng Anh (Public Health England, thuộc Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Anh) cung cấp hồi tháng 5, về hiệu quả của vắc xin COVID-19 do Hãng Pfizer-BioNTech và AstraZeneca sản xuất, dựa trên dữ liệu đời thực.

Nghiên cứu mới - với khoảng 19.000 người - cho thấy tiêm 2 liều vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer có hiệu quả 88% trong việc ngăn ngừa các ca bệnh có triệu chứng do biến thể Delta, so với mức 93,7% trong ngăn ngừa biến thể Alpha.

Trong khi đó, tiêm 2 liều vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca mang lại hiệu quả 67% trong việc ngăn ngừa các ca bệnh có triệu chứng do biến thể Delta (tăng so với mức 60% trong nghiên cứu trước đây) và có hiệu quả 74,5% trong ngăn ngừa biến thể Alpha (tăng so với ước tính 66% trước đây).

"Chúng tôi chỉ nhận thấy những khác biệt vừa phải trong mức độ hiệu quả của vắc xin khi ngăn ngừa biến thể Delta so với ngăn ngừa biến thể Alpha sau khi tiêm 2 liều" - các nhà nghiên cứu của Cơ quan Y tế công cộng Anh kết luận trong nghiên cứu mới.

Trong khi đó, dữ liệu từ Israel cho rằng vắc xin Pfizer có hiệu quả thấp hơn trong việc ngăn ngừa các ca bệnh có triệu chứng. Tuy nhiên, hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng vẫn cao.

Theo Reuters, trước đây Alpha là biến thể thống trị, nhưng giờ đây biến thể Delta (lần đầu phát hiện ở Ấn Độ) đã trở thành biến thể thống trị trên khắp thế giới.

Nghiên cứu mới trên cũng nhắc lại tiêm chỉ 1 liều vắc xin không đủ để mang lại mức độ bảo vệ cao. Theo đó, 1 liều vắc xin Pfizer chỉ mang lại hiệu quả 36% trong việc ngăn ngừa các ca bệnh có triệu chứng, còn với 1 liều vắc xin Hãng AstraZeneca là 30%.

BÌNH AN

Nguồn: tuoitre.vn

0
0 Đánh giá
5
0%
0 Đáng giá
4
0%
0 Đáng giá
3
0%
0 Đáng giá
2
0%
0 Đáng giá
1
0%
0 Đáng giá

Nội dung bình luận