Theo cô Nhung, có 6 dạng bài mà học sinh cần lưu ý như sau:
1. Bài rút gọn:
Đây là dạng bài cơ bản, 2 câu đầu để học sinh có điểm. Do vậy, các thí sinh cần cẩn thận trong khi trình bày để không bị mất điểm ở 2 câu này. Cụ thể:
Câu thứ ba trong dạng bài này là câu phân loại mức điểm 7-8, do vậy HS cần nắm được kiến thức về giải phương trình, bất phương trình, chứng minh bất đẳng thức.
2. Bài giải toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình:
3. Bài giải hệ phương trình:
Theo cô Nhung, ở dạng bài này, học sinh hay thiếu điều kiện của ẩn và kiểm tra lại điều kiện khi tìm được ẩn.
Do đó, cần chú ý viết điều kiện và kiểm tra điều kiện.
4. Bài liên quan đến phương trình bậc 2:
5. Hình học:
Học sinh thường mắc lỗi chứng minh 2 góc nội tiếp cùng chắn 1 cung bằng nhau nhưng không chỉ rõ là góc nội tiếp của đường tròn nào hoặc chưa chứng minh các điểm thuộc cùng 1 đường tròn nhưng đã có góc nội tiếp.
Cách sửa: Xét cụ thể đường tròn.
Ví dụ: Xét đường tròn (O)
Xét đường tròn đi qua 4 điểm A, B, C, D
Xét đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD
6. Toán thực tế:
Theo cô Nhung, dạng toán áp dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình có trong thực tế, học sinh cần học thuộc các công thức. Tuy nhiên khi áp dụng hay nhầm lẫn giữa đường kính với bán kính.
Cách tránh mắc lỗi là trước khi thay số vào công thức, học sinh nên viết lại từng đại lượng có trong công thức và giá trị tương ứng mà đề bài cho hoặc đã tính được, như một bước kiểm tra lại.
Thanh Hùng
Nguồn: https://vietnamnet.vn/