Phòng GD&ĐT Quận Đống Đa

Trường THCS Thái Thịnh - Hà Nội

131A Phố Thái Thịnh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

 Dân chủ - Đoàn kết - Tâm huyết
Sáng tạo - Nêu gương

 Dân chủ - Đoàn kết - Tâm huyết
Sáng tạo - Nêu gương

Phòng GD&ĐT Quận Đống Đa

Trường THCS Thái Thịnh - Hà Nội

131A Phố Thái Thịnh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Thị trường lao động “ấm” dần: Nhóm có trình độ kỳ vọng bứt phá

GD&TĐ - Kết quả tích cực trong phòng, chống dịch Covid-19 cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần trở lại bình thường đã giúp thị trường lao động trong nước phục hồi, khởi sắc so với cùng kỳ năm 2020.

Người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vào cuối tháng 2.Người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vào cuối tháng 2.

Nhiều chuyên gia nhận định, khi lao động phổ thông được “săn đón” thì nhóm lao động có trình độ sẽ “bứt phá” trong năm 2021. 

Hơn 3.600 chỉ tiêu ngày đầu xuân

Tại Hà Nội, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, chế xuất với hàng triệu lao động, thị trường lao động đang “ấm” dần lên, kỳ vọng một năm mới khởi sắc. Chia sẻ với Báo GD&TĐ ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, năm 2020 là một năm đầy sóng gió với thị trường lao động cả nước.

Theo ông Thành, sau đợt nghỉ Tết kéo dài hơn thường lệ, đã có 90,6% doanh nghiệp (khoảng 4.700 doanh nghiệp) hoạt động trở lại với 94,5% người lao động bắt tay vào làm việc. Đến ngày 22/2, gần 100% doanh nghiệp còn lại trở lại làm việc, thị trường lao động dần ổn định với những nhu cầu tuyển dụng mới.

Ông Thành cũng cho biết, hằng năm quý I là thời điểm thị trường lao động “nóng”. “Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, hệ thống Sàn Giao dịch việc làm Hà Nội có 86 doanh nghiệp tuyển dụng hơn 3.600 chỉ tiêu lao động trong những ngày cuối tháng 2. Trong đó, nhu cầu nhân lực tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, điện thoại, chiếm trên 50%. Cùng với đó là lĩnh vực dệt may, cơ khí, thương mại - dịch vụ, tài chính - kế toán…”, ông Thành thông tin.

“Những ngày đầu năm chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất thiếu lao động phổ thông. Nhu cầu, chỉ tiêu đưa ra làm trên các dây chuyển, lắp ráp, sản xuất linh kiện điện tử, điện thoại. Do vậy, đối tượng người lao động thuộc nhóm này chiếm tỉ lệ trên 50%. Bên cạnh đó, còn lại là các vị trí cho nhóm lao động có trình độ...”, ông Thành nói. 

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19, thì phần lớn người lao động tập trung đến các điểm giao dịch việc làm để giải quyết chế độ bảo hiểm và tìm kiếm cơ hội việc làm mới. 

“Người lao động đến điểm giao dịch những ngày qua phần lớn để giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm. Đồng thời, lao động tìm kiếm công việc làm mới trên hệ thống của Trung tâm. Trung bình mỗi ngày có khoảng gần 2.000 người đến giao dịch...”, ông Thành nói. 

Theo ông Thành, từ năm 2020 nhiều doanh nghiệp đã có phương án, kế hoạch dự phòng cho việc bùng phát trở lại của dịch Covid-19. Bởi vậy, thị trường lao động đầu năm 2021 được kỳ vọng “ấm” dần khi hoạt động sản xuất, kinh doanh song song với phòng dịch.  

Lao động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, anh Lê Duy Bình (quê Thanh Hóa) cho biết, trước Tết do dịch bệnh, công ty anh phải ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến công việc và thu nhập. “Đầu năm đến điểm giao dịch việc làm để làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm mới...”, anh Bình chia sẻ.

Lao động có trình độ sẽ bứt phá

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy, từ đầu năm 2021 các doanh nghiệp từng bước tuyển dụng lao động trở lại, nhu cầu tuyển dụng tăng dần lên. Ông Thành lý giải, thị trường lao động ổn định do doanh nghiệp xác định hoạt động, sản xuất trong bối cảnh vừa kinh doanh vừa phòng, chống dịch Covid-19. 

Những lao động là sinh viên sắp tốt nghiệp, vừa tốt nghiệp được nhà tuyển dụng “tìm kiếm” vì đây là lực lượng lao động có trình độ. “Ước tính mỗi buổi giao dịch việc làm cứ 100 ứng viên là sinh viên có khoảng 30% các bạn được tuyển dụng ngay. Tuy nhiên, phản hồi chung từ doanh nghiệp cũng cho thấy, nhiều bạn trẻ, sinh viên mới ra trường còn hạn chế kinh nghiệm, kĩ năng mềm, phải đào tạo thêm trong thực tế…”, ông Thành bày tỏ.

Đưa ra giải pháp cho thị trường lao động trong năm 2021 ông Thành cho hay, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận người lao động. Các phiên giao dịch việc làm online sẽ tiếp tục được vận hành đồng bộ với các sàn giao dịch chính (Trung Kính (quận Cầu Giấy), Trần Phú (quận Hà Đông) cùng các sàn giao dịch việc làm vệ tinh khác. 

Theo định hướng năm 2021 Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ triển khai 262 phiên giao dịch việc làm. Trong đó, có 12 phiên lưu động, 6 phiên chuyên đề, 5 phiên online, 2 phiên cho người lao động khuyết tật… còn lại là các phiên giao dịch việc làm diễn ra hàng ngày.

“Trung tâm sẽ tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, vừa phỏng vấn trực tiếp, vừa phỏng vấn trực tuyến để hỗ trợ người lao động, nhà tuyển dụng. 5 phiên việc làm chuyên đề trong năm 2021, sinh viên các trường cao đẳng, đại học, trường khối đào tạo nghề sẽ được kết nối với nhà tuyển dụng trực tiếp (tại trường hoặc tại 15 điểm). Từ kinh nghiệm tổ chức năm ngoái tại các trường thuộc khối Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Thương mại, Đại học Lao động xã hội, Đại học Điện lực... đã tạo cơ hội việc làm lớn cho sinh viên…”, ông Thành thông tin.

Trong hai tháng gần đây, nhu cầu tuyển dụng qua sàn lao động việc làm giao động khoảng từ 6.000 - 6.800 lao động/tháng. Những tháng cuối năm, các đơn vị đăng ký tuyển lao động vẫn có nhưng không đột biến, chủ yếu là lao động bán thời gian. Chính vì vậy, từ nay đến cuối năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm mở các phiên lưu động tại các huyện ven đô để kết nối thị trường lao động.

Thầy Chu Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp (Đại học Điện lực) cho rằng, thị trường lao động chung trong năm 2021 chắc chắn vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid -19 bởi doanh nghiệp khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh. 

Theo thầy Tuấn, Đại học Điện lực đã xây dựng những phương án hỗ trợ việc làm cho sinh viên. “Hiện tại, Trung tâm Hỗ trợ việc làm và Khởi nghiệp đã xây dựng cổng thông tin việc làm trực tuyến của nhà trường kết nối với các doanh nghiệp. Tại cổng thông tin, học viên, sinh viên truy cập chủ động tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, từ nay đến tháng 5/2021 nhà trường tổ chức ngày hội việc làm. Tại đây, nhà trường sẽ kết nối các doanh nghiệp để tăng cường hỗ trợ việc làm cho sinh viên…”, thầy Tuấn nói.

Thầy Tuấn cũng cho biết, hằng năm Trường Đại học Điện lực kết nối với khoảng 30 đến 50 doanh nghiệp tham dự để hỗ trợ việc làm cho sinh viên. “Nhà trường duy trì tổ chức Hội thảo tuyển dụng để mời các doanh nghiệp tham dự. Qua đó, sinh viên xây dựng kế hoạch học tập, kỹ năng kiến thức ứng tuyển qua các năm đáp ứng nhu cầu việc làm, đặc biệt là năm 2021...”, thầy Tuấn nhấn mạnh.

Nguồn: Báo giaoducthoidai.vn

0
0 Đánh giá
5
0%
0 Đáng giá
4
0%
0 Đáng giá
3
0%
0 Đáng giá
2
0%
0 Đáng giá
1
0%
0 Đáng giá

Nội dung bình luận