Phòng GD&ĐT Quận Đống Đa

Trường THCS Thái Thịnh - Hà Nội

131A Phố Thái Thịnh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

 Dân chủ - Đoàn kết - Tâm huyết
Sáng tạo - Nêu gương

 Dân chủ - Đoàn kết - Tâm huyết
Sáng tạo - Nêu gương

Phòng GD&ĐT Quận Đống Đa

Trường THCS Thái Thịnh - Hà Nội

131A Phố Thái Thịnh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Thủ khoa 9X: Rèn HS bằng kỷ luật tích cực, hút HS bằng dự án

GD&TĐ - Sinh năm 1994, trong khi không ít bạn trẻ còn loay hoay tìm cho mình một hướng đi, cô Dương Thị Trang – GV Trường Ha Noi Adelaide school (H.A.S), quận Đống Đa đã “để dành” được nhiều thành quả.

Cô Dương Thị Trang đón nhận danh hiệu Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo.Cô Dương Thị Trang đón nhận danh hiệu Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo.

Những thành quả nổi bật như: Thủ khoa tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”. Một trong những bí quyết để có được những “trái ngọt đầu mùa” ấy với cô giáo trẻ chính là tình yêu nghề và quyết tâm “cháy” hết mình với nghề mình đã chọn.

Người khơi nguồn cảm hứng

Tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học Sư phạm năm 2018, cũng như nhiều bạn bè cùng khóa, Dương Thị Trang nộp hồ sơ vào các trường có nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Điểm khác biệt, Trang tự tin với những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã tích lũy trong quá trình học. Điều đó giúp cô không bị “sốc” khi bước vào môi trường làm việc thực tế. 

Trang chia sẻ: Vốn kỹ năng “đầy đặn” mà tôi tích lũy được bởi ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã chuyên tâm cho việc hiện thực hóa mục tiêu trở thành người “thầy”. Người thầy ấy không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức cho học trò, mà còn là người khơi nguồn cảm hứng, phát hiện ra những điểm mạnh, tạo động lực, giúp HS phát huy thế mạnh của bản thân mình” - cô giáo trẻ bộc bạch.

Chia sẻ bí quyết học tập, cô Trang nhớ lại: Việc được học ngành mình thích chính là “bí quyết” tuyệt vời nhất. Vì khi đó bạn sẽ có động lực để tiếp cận đến cùng các chương trình học. Khi học sư phạm, tôi có định hướng rõ ràng về tương lai sẽ dùng những thứ học được để làm gì và định hướng phát triển tương lai như thế nào.

Bên cạnh việc tiếp nhận sự truyền đạt kiến thức từ giáo viên, kĩ năng quan trọng nhất và cần thiết đầu tiên là tự học. Khả năng độc lập trong học tập, tư duy sẽ giúp các bạn tiến bộ rất nhanh. Nếu chỉ ỷ lại vào thầy cô, bạn bè hay bất kì điều gì khác, bạn sẽ không thấy được niềm đam mê trong học tập cũng như công việc sau này. 

Mạnh dạn “đầu quân” vào Trường Đoàn Thị Điểm, sau đó là Trường H.A.S, theo cô Trang, là giáo viên trẻ, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ Hội đồng sư phạm nhà trường, Ban giám hiệu, các thầy cô, anh chị đồng nghiệp.

Điều đó giúp tôi ngày một vững tin, trưởng thành hơn sau mỗi tiết dạy. Hơn nữa, ở các trường ngoài công lập như H.A.S, sĩ số HS không quá lớn, giúp tôi có thể quan tâm, sâu sát tới từng em. Những chia sẻ cởi mở, thân thiện giúp mối quan hệ thầy trò được gắn kết và sự tiến bộ của mỗi HS luôn là động lực để tôi đến trường mỗi ngày. 

Sáng tạo trong dạy học, đánh giá HS

Với cô Trang, tất cả HS đều thông minh theo một cách nào đó, ở một lĩnh vực nào đó. Trong một lớp học sẽ xuất hiện nhiều dạng trí thông minh khác nhau, có em thông minh về toán học logic, em khác lại mạnh về hình ảnh, tự động... Vì vậy, cô lựa chọn phương pháp dạy học theo dự án (gắn kiến thức bộ môn với giáo dục kỹ năng sống) để các em có thể thoải mái thể hiện khả năng, tự do sáng tạo và phát huy điểm mạnh của
bản thân.

Giáo dục Công dân là môn học gắn liền với thực tiễn đời sống, cô Trang đã thiết kế, xây dựng các hoạt động trải nghiệm cho HS nhằm gắn kiến thức với thực tiễn, phát huy sự tự chủ, tự lập, tinh thần trách nhiệm, tạo điều cho HS thích nghi với nhiều điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau.

Cô đã tổ chức thành công các hoạt động trải nghiệm cho HS như: Trải nghiệm nghệ thuật, Thử thách sinh tồn, Một ngày làm nông dân… Thông qua mỗi trải nghiệm, HS được trang bị thêm các kĩ năng sống cần thiết, gắn trường học với thực tiễn, giúp các em luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề của đời sống. 

Cô đã xây dựng mô hình lớp học theo phương pháp “Kỷ luật tích cực” nhằm khích lệ, mời gọi HS cùng tham gia vào quá trình ra quyết định với những điều có ảnh hưởng tới các em trong môi trường lớp học. Phương pháp kỉ luật tích cực bước đầu nhận được sự ủng hộ, hợp tác từ phía phụ huynh, tạo sự liên kết giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục trẻ.

Năm học 2020 - 2021, cô nghiên cứu để xây dựng và đưa vào triển khai tại nhà trường nội dung giáo dục năng lực cảm xúc - xã hội (SEL - Social emotional learning). Cô Trang đặt vấn đề: Sau khi triển khai mô hình Hỗ trợ và can thiệp hành vi tích cực cho HS, tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến hành vi của HS đều xuất phát từ yếu tố bên trong, nhận diện, xác định, xử lý cảm xúc… SEL sẽ hỗ trợ và thúc đẩy từ bên trong các yếu tố đó.

Qua đó, giúp HS phát triển kỹ năng tự nhận thức và tự quản lý để đạt được thành công trong học tập và cuộc sống; có kỹ năng sử dụng nhận thức xã hội và kỹ năng giao tiếp để thiết lập và duy trì các mối quan hệ tích cực; đồng thời biết thể hiện kỹ năng ra quyết định và hành vi có trách nhiệm với bản thân, trường học và cộng đồng…

Với phương châm: “Dạy học không chỉ dạy kiến thức đơn thuần mà còn dạy nhân cách đạo đức, dạy đạo lý làm người, dạy kĩ năng sống để các em hoàn thiện mình vững vàng bước vào đời”, cô Trang còn mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Công dân, phát huy vai trò làm chủ của HS, gắn kiến thức bộ môn với thực tiễn thông qua dạy học dự án. Cô đã và đang thực hiện các dự án như “Sẻ chia yêu thương”,

“Children with love”… Học sinh của cô đã đến thăm và tặng quà ở trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ khuyết tật Thụy An - Ba Vì, làng trẻ Hòa Bình. Tại đây, các em trồng hoa, tổ chức Trung thu cho các cụ già và em nhỏ. Tham gia dự án, HS được phát huy khả năng của mình ở các vị trí, vai trò khác nhau, nâng cao kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Các em biết yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, biết trân trọng cuộc sống của mình hơn.

Bên cạnh chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, cô Trang còn xây dựng cách kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học thông qua việc cho học sinh được lựa chọn một trong các hình thức báo cáo kết quả học tập như “nói ra”, “viết ra” hoặc “tạo ra”.

Các em có thể trình bày qua slide, sơ đồ tư duy, tiểu phẩm, video… Việc đổi mới này gạt bỏ áp lực thi cử, các em được thỏa sức sáng tạo, phát huy khả năng của mình, tạo hứng thú trong học tập.

Nguồn: Báo giaoducthoidai.vn

0
0 Đánh giá
5
0%
0 Đáng giá
4
0%
0 Đáng giá
3
0%
0 Đáng giá
2
0%
0 Đáng giá
1
0%
0 Đáng giá

Nội dung bình luận